1.5.2022
Bạn đã từng nghe những câu chuyện trong nghề của người làm phong thuỷ chưa? Từ những bài viết của Phạm Lành, bạn đọc được những vui buồn trăn trở của nghề sẽ theo cảm xúc mà tuôn ra. Cùng đi nào!

Khi bạn đang đọc những dòng này là bạn đang trong cuộc trao đổi giữa mình và chị khách hàng vào năm 2020.
Chị khách là bác sỹ thế hệ 7X, nguyên Trưởng khoa tim mạch và hồi sức của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương hiện chị có 1 phòng khám riêng có tiếng ở Thủ Dầu Một (Tôi không tiện nhắc tên hay tag tên ở đây vì lý do bảo mật thông tin khách hàng). Công việc của bác sỹ vốn bận rộn với bệnh án, những kíp trực không kịp ngủ, những ca cấp cứu căng thẳng. Chị ấy rất muốn căn nhà, góc bếp không chỉ là nhà mà là nơi chị ấy được sum họp cùng chồng con. Góc bếp là nơi chị cho gia đình bữa ăn đầm ấm, bù đắp cho con những cơm ăn qua loa khi chị phải trực đêm ở viện. Căn bếp còn là không gian chị ấy được thư thái sạc năng lượng. Chị muốn không gian nhà mình ngập tràn cây cối tự như vườn treo Babylon cổ đại lẫy lừng.
Bạn còn ở đấy chứ?Trước khi tư vấn cho bất kỳ khách nào, việc đầu tiên tôi lắng nghe mong muốn khách hàng từ sâu thẳm. Một khi biết rõ khách hàng muốn gì, mình chắc chắn sẽ có cách giúp họ. Bạn biết không? Nghe chị ấy nói mà lòng tôi rộn ràng vì căn nhà có cây cối vườn tược sẽ có nhiều sinh khí, tốt cho người ở. Đây cũng là mong muốn của chính tôi mà. Điều quan trọng là làm sao để đi đến được yếu tố hài hoà phong thuỷ? Muốn vậy thì tôi cần tìm hiểu kỹ lưỡng về thông tin chi tiết nhà của chị ấy.
Bạn biết không? Mỗi căn nhà của khách hàng đều có đặc điểm khu đất, vị trí và năng lượng hoàn toàn khác nhau. Và cũng vì vậy nên khi thiết kế phong thuỷ cho căn bếp là mình sẽ căn cứ vào các nguyên tắc phong thuỷ, đặc điểm riêng của khu đất linh hoạt ứng dụng để có phong thuỷ tốt mà cũng hợp với tâm ý chủ nhà.

Khu đất nhà chị ấy như sau: 157m2, hình chữ L, mặt tiền rộng 4,3m, chữ L phía sau nở hậu và có 1 góc nhọn cuối khu đất. Đưa sơ đồ đất mà chị nói: em ơi, đất chị bé quá mà muốn làm vườn cây trong nhà có được không ta? bạn cảm thấy thế nào? Mình nghĩ, ui đất rộng thế này mà chị chê bé là sao ta? Cơ mà tìm hiểu kỹ mới biết là chị ấy quê ở Buôn Mê Thuột-Thành phố cao nguyên bạt ngàn tính đất bằng hecta từ bé. 157m2 mà làm vườn ít là đúng rồi. Hihi.
Mình trấn an, “Chị yên tâm, đối với một căn nhà vườn thì 157m2 đúng là không quá rộng, cơ mà em tin là với khả năng binh bố thiết kế của các kiến trúc sư bây giờ sẽ làm chị hài lòng. Họ còn làm cả khu vườn với nhà diện tích còn nhỏ hơn”. Em cũng làm khá nhiều nhà có vườn rồi nên em cũng có kinh nghiệm. Nói vậy thôi chứ một người logic giỏi như chị ấy, chị muốn thấykết quả thuyết phục.
Sẽ thế nào nếu bạn nghĩ trong đầu một mảnh vườn đẹp lung linh mà bạn nhận một bản vẽ khác hoàn toàn? Cảm giác giống như mình bừng tỉnh giữa cơn mơ. Khi mình cầm trên tay bản vẽ KTS phác hoạ ý tưởng, thú thật là có sốc. Mình nghĩ rằng với người khác thì không sao, nhưng vì mình hiểu phong thuỷ nên mình nhận ra vấn đề ngay. (Bạn có thể thấy ảnh bản vẽ phối cảnh bên dưới và suy nghĩ như một nhà phong thuỷ xem sao?).
![]() |
![]() |
– Đầu tiên phải kể đến là 9 khối bê tông 3 liên tiếp tầng treo lơ lửng trên đầu: cấu trúc này làm năng lượng sống bị đè nén, giảm sự lưu thông của khí. Khiến cho người ở có cảm giác tức tối, bực bội. Về lâu dài có thể phát bệnh.
– Thứ 2 là gì bạn để ý thấy chưa?Là các góc nhọn tạo ra bỡi các thanh dầm. Những góc nhọn tạo ra sát khí rất lớn. Vào những thời điểm xấu cho vận nhà, Các góc nhọn thu hút năng lượng tiêu cực (Trong phong thuỷ gọi là Ngũ Hoàng Đại Sát, Nhị Hắc Bệnh Phù) ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý người trong nhà.
– Thứ 3 bạn có nhìn thấy bồn rửa và bếp đối diện nhau hay không? Đây thế thuỷ hoả tương xung mình đã chia sẻ ở bài trước.
-Thứ 4 là Bếp được thiết kế là đảo bếp, nằm chỏng chơ giữa nhà không có chỗ tụ khí. Cần điều chỉnh ngay.
– Thứ 5 là ngay gần tâm nhà, giữa khối bê tông KTS thiết kế để trông 1 cây lớn tầm cao sẽ hết tầng 2 của nhà. Như thế này là không ổn rồi, tâm nhà bị phạm nghiêm trọng. (Nguyên tắc tâm nhà phải trống và thoáng).
– Điểm thứ 6 là góc nhọn của lô đất chưa được xử lý khéo léo (Góc này đặt mấy cái ghế cạnh thư viện).
Bạn còn quan sát điểm gì nữa nào? Thoải mái chia sẻ nhé!
Còn vài điểm nữa, mà trong phạm vi bài viết mình chỉ đề cập đến đây.
Thật tình là khi phân tích xong các phương án điều chỉnh, mình cũng lăn tăn lắm. Nếu mình điều chỉnh một phương án quay ngoắt 180 độ thế này chị ấy sẽ thế nào? Nếu đồng ý với phương án của mình thì gần như KTS sẽ vẽ lại từ đầu. Thế thì cũng vất đấy. Tôi tự bảo vậy. Cơ mà một suy nghĩ khác đưa đến là nếu tôi không chia sẻ hết thì sao? Ai sẽ là người chịu thiệt? Là người chủ nhà. Tất nhiên rồi. Khách hàng tin tưởng mình để mình cung cấp cho họ sự thật và tốt nhất. Tại sao mình lại lăn tăn? Nghĩ vậy tôi đã quyết định tư vấn và động viên chị.
Nghe tôi chia sẻ, đúng là chị có nói: “Họ thiết kế hết rồi mà mình đổi lại thì có sao không Lành ơi?” Tôi nói rằng: Trong tư vấn thiết kế điều chỉnh lại phương án là điều bình thường. Điều chỉnh nhiều lần là đằng khác. Chị ấy cứ lăn lăn (Chị là người cả nể lắm bạn ạ). Tôi lại động viên: “Chị cứ nghĩ mà xem, Nếu sau này có chuyện gì thì theo chị sửa bản vẽ bây giờ dễ hơn hay đập nhà dễ hơn?” Mặc dù câu này tôi nói khá nặng cơ mà tôi cần nói để giúp chị ra quyết định điều chỉnh nhanh hơn. Ôi, mồm mình cũng ghê gớm đó chứ. Bạn nghe thấy sao nào?
Cuối cùng thì chị ấy cũng đồng ý điều chỉnh. Một tuần sau mình nhận được bản vẽ từ KTS. Ôi, tôi hi vọng là bạn nhìn thấy khuôn mặt tôi lúc này. Cơ mặt đã giãn ra hết cỡ, vui mừng thấy rõ luôn. Mặc dù vẫn sẽ sửa chữa thêm nhưng các yêu cầu phong thuỷ đã đáp ứng được 80% cho khu bếp. Cụ thể bản vẽ đã thể hiện được như sau:
Một là Đưa khu vệ sinh, giặt phơi về góc nhọn cuối nhà vì đó cũng là góc xấu nhất. Góc nhọn đó sẽ đặt nhà vệ sinh và làm thảm cây dọc tường để giảm sát khí và tăng không gian xanh cho khu vệ sinh-giặt phơi, nối lên tận tầng 2 tầng 3. Nghĩa là bên ngoài nhìn vào không hề thấy có góc nhọn nào.
Đưa bếp về sát tường, nhìn hướng ra cửa chính vì đó là nơi đẹp nhất để đặt bếp. Bếp vuông vắn và nhìn ra không gian bao quát của cả căn nhà. Xếp bếp-bồn rửa và tủ lạnh trên một hàng.
Chuyển thư viện về phía ngược lại, kết nối không gian thư viện bao quát cả nhà lên đến tầng 2, tầng 3.
Bỏ toàn bộ cấu trúc dầm và cây giữa nhà.
![]() |
![]() |
Nhìn lại tổng thể bản vẽ mừng lắm b
ạn ạ. Chính chủ nhà họ cũng ngỡ ngàng. Vì không nghĩ là thiết kế có thể nhìn tốt hơn bản vẽ trước rất nhiều. (Bản vẽ KTS gởi sau còn lên cả phối cảnh 3D cho dễ xem nữa). Bạn hãy xem và so sánh nhé, biết đâu bạn hoàn toàn có thể áp dụng những điều này vào cuộc sống thì sao?
Bạn ạ, khi thiết kế phong thuỷ một căn nhà có rất nhiều không gian cần tính toán. Vậy nên cẩn trọng tỉ mỉ chuẩn xác được không gian nào cũng rất quan trọng. Quan trọng hơn nữa là sự kết hợp ăn ý giữa chủ nhà với kiến trúc sư. Nhờ vậy những điều mình nghĩ, mình muốn cho khách hàng mới suôn sẻ và mang ra thực thi được.
Còn nữa nhé…hẹn các bạn.
Là bạn của tôi, bạn muốn tôi chia sẻ tiếp quá trình tư vấn các không gian khác của căn nhà này?
Hãy cho cảm nhận của bạn bên dưới bài viết để tôi biết là bạn quan tâm nhé!
Trả lời