ÔNG TÁO VỀ TRỜI VÀ MÂM CÚNG ÔNG TÁO

Ngày 23 tháng Chạp theo tập tục dân gian là ngày cúng ông Táo, ông Công. Mỗi gia đình thường chuẩn bị con cá chép, mâm cúng để đưa ông Táo về trời. Vậy ý nghĩa của tập tục này là gì?
Ngày 23 tháng Chạp – cúng ông Công ông Táo được xem là cột mốc đánh dấu kết thúc một năm cũ, chuẩn bị chào đón Tết Nguyên Đán. Do đó, đến sát ngày này, khắp các chợ đều bày bán cá chép, vàng mã cúng đưa ông Táo. Sau khi cúng xong, người Việt có thói quen phóng sinh cá xuống ao, hồ, kênh, rạch để ông Táo “cưỡi” về trời.
Tập tục này xuất phát từ đâu và có ý nghĩa thế nào trong đời sống của người Việt?
Đây là mục mình gởi những bài VĂN KHẤN ÔNG TÁO theo tục lệ cổ truyền Việt Nam (Trích trong Văn khấn Nôm Việt Nam).
Tải về ở đây: VAN KHAN ONG TAO 1.2022
1. Tập tục này xuất phát từ đâu và có ý nghĩa thế nào trong đời sống của người Việt?
Nguồn gốc ông Công ông Táo
Thượng tọa Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ (TP.HCM) cho biết, tục đưa ông Táo về trời là văn hóa của Trung Quốc. Dân gian ta thường có câu:
Thế gian một vợ một chồng
Không như vua Táo hai ông một bà
Câu chuyện về sự tích ông Công ông Táo được tương truyền với nhau rằng, xưa kia có vợ chồng Trọng Cao – Thị Nhi ở với nhau lâu năm nhưng không sinh được con. Người xưa chưa rành về y học nên cho rằng việc vợ chồng không sinh được con là do người vợ là “gái độc”.
Càng mong mỏi có con, Thị Nhi càng cảm thấy oan ức. Dần dà, cuộc sống hai vợ chồng nảy sinh những mâu thuẫn, ban đầu là những lời cãi vã, nhưng sau đó mâu thuẫn đến đỉnh điểm, Trọng Cao đã thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với vợ nên Thị Nhi đau đớn bỏ nhà ra đi.
Thị Nhi ra đi với mong muốn chồng có cảm giác hối hận rồi đi tìm mình về. Nhưng mãi vài hôm sau Trọng Cao mới bắt đầu đi tìm vợ. Ngày này qua tháng khác, Thị Nhi cũng lưu lạc rồi gặp Phạm Lang và nên duyên vợ chồng. Một thời gian lang bạt tìm vợ, Trọng Cao như một người ăn xin nay đây mai đó.
Tình cờ một ngày, Trọng Cao đến xin đúng nhà của Thị Nhi. Gặp lại nhau, cả hai rơm rớm nước mắt, Thị Nhi thấy bản thân có lỗi vì chuyện không có gì cũng bỏ nhà đi, lấy người khác làm chồng nên xin Trọng Cao tha thứ. Trọng Cao gặp vợ cũng mong vợ bỏ qua lỗi lầm, hai người ôm nhau say đắm thì Phạm Lang về.
Thị Nhi hoảng loạn xúi chồng cũ chui vào đống rơm núp tạm, vì đi nhiều ngày không ăn không uống nên Trọng Cao vào trốn thì ngủ say. Phạm Lang về đến nhà được hàng xóm yêu cầu bán tro, ông bèn đốt đống rơm để lấy tro bán. Lúc này, do ngủ say nên Trọng Cao chết cháy. Nhìn đống rơm cháy phừng phực, Thị Nhi cảm mình có sống cũng không còn ý nghĩa nên lao vào đống rơm chết theo, Phạm Lang nghỉ không hiểu chuyện gì, cũng nghĩ chỉ còn lại một mình thì không thiết tha sống nên ông cũng nhảy vào đống rơm cùng chết.
Sự kiện này được các thần linh báo với Thượng Đế nên Thượng Đế ra lệnh cho một bà, hai ông được làm thần Táo trong mỗi gia đình. Qua đó, một bà hai ông lúc nào cũng được nhớ đến bằng bếp lửa hằng ngày tạo cơ hội cho họ hàn gắn với nhau. Ý nghĩa qua câu chuyện này là để các gia đình có vợ có chồng sống bên bếp lửa biết quý trọng hạnh phúc mình đang có, qua đó vun vén, xây dựng gia đình.

Mâm cúng ông Táo truyền thống và đầy đủ
2.Cúng ông Công ông Táo thế nào?
Theo cá nhân Lành, việc thả cá chép là tốt vì mong 2 ông 1 bà có thể mạnh mẽ vượt Vũ Môn về trời. Nhưng trên thực tế thì cũng có khá nhiều chuyện oái ăm xảy ra như: cầm cá chép trong cái bịch nilong đi thả cá làm ô nhiễm môi trường, rồi ở những noi đó lại có người canh bắt lại cá chép để bán lại cho người dân. Nên thiết nghĩ mình không câu nệ cá chép thật hay cá chép giấy. 2 là, việc đốt vàng mã áo giấy mà ai ai nhà nào cũng đốt. Thật cũng là một kiểu ô nhiễm. Cứ thử tượng tượng là mình ở chung cư, cả khu đất hơn 300 hộ; quanh quanh trong diện tích 1km2 có hơn 50 căn chung cư như vậy, thử hỏi trong 1 đêm 22 và sáng 23 tất cả mọi người đều đốt vàng mã thì chúng ta đốt đi bao nhiêu tiền? Bao nhiêu oxi sạch bị lấy đi?
Do vậy nên với gia đình mình, một lòng giữ nét đẹp của Tết Việt, những phong tục cổ truyền của cha ông. Một lòng hướng đến cái Tết hiện đại, văn mình: không xả rác, không làm ô nhiễm môi trường.
Từ khi ở Quảng Nam-Đà Nẵng thì mình học được điều: ở đâu bà con có mua 1 hình bằng đất có 3 ông bà, bán cùng với 3 cục đường và 3 cái bánh tráng + áo giấy tiền vàng. (Mình có thể chọn không mua áo giấy).
Khi cúng ông táo thì đốt áo giấy và bro 3 ông bà rồi thờ 3 ông bà mới cho năm mới. Mình nhận thấy phong tục này khá hay nên áp dụng luôn.

Hình 2 ông 1 bà bằng đất nung, mỗi năm lại thay vào ngày cúng ông Táo

Cục đường cúng kèm cũng hay vì kiểu đầy đủ cái gì cũng 3, ai cũng có phần
Gia đình mình đưa ông táo với: nén hương, lọ hoa, mâm ngũ quả (hoặc trái cây), dĩa bánh ngũ sắc (hoặc đĩa bánh), nhà nào có điều kiện hơn thì thêm chè xôi, gà luộc…
Bên cạnh lễ vật, có 2 điều không thể thiếu cho mâm cúng đó là văn khấn ông Táo và một tấm lòng thành, Nhất tâm nguyện hướng về gia đình, Gia đạo, Hạnh phúc, bình an…
Mình có một bài viết về: Thái Tuế năm Nhâm Dần, Thái Tuế ảnh hưởng thế nào đến công việc của bạn? Đọc ở đây.
Dưới đây là văn khấn ông Táo Lành soạn sẵn theo văn khấn (trích trong Văn Khấn Nôm Việt Nam).
Các bạn tải về nhé!
Trả lời